Một số cách bố trí bếp nhà hàng thông dụng
Bếp là khu vực cần được chú trọng đầu tư trong kinh doanh nhà hàng. Khu vực bếp được bố trí hợp lí, thuận tiện, gọn gàng, sạch sẽ và có sự liên kết với nhau tạo điều kiện để các đầu bếp thực hiện công việc được dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Tùy từng mô hình bếp nhà hàng, khách sạn…mà ta có cách lựa chọn thiết bị phù hợp riêng, điều này phụ thuộc nhiều vào hình dạng, kích thước, quy mô, và đặc thù của mỗi nhà hàng khách sạn.
Một số cách bố trí bếp nhà hàng thông dụng
Kiểu ốc đảo
- Khi bố trí bếp nhà hàng theo cách này, các thiết bị bếp như lò nướng, bếp chiên, bếp nướng và các thiết bị nấu nướng cơ bản khác sẽ được bố trí tập trung tại vị trí trung tâm của khu bếp. Các khu còn lại sẽ được bố trí xung quanh, ở phạm vi tường theo một thứ tự nhất định để đảm bảo tính liên kết và dịch chuyển xoay vòng của thực phẩm, chén đĩa, vật dụng,…trong bếp.
- Cách bố trí này khá thuận lợi cho việc điều phối công việc, tạo không gian mở cho sự trao đổi, truyền đạt thông tin và giám sát tiến độ, đặc biệt phù hợp với nhà hàng có không gian lớn, tuy nhiên cũng có thể được hiệu chỉnh để phù hợp với các loại hình dạng và kích thước nhà hàng khác..
Kiểu phân khu
- Bố trí bếp theo cách này tức là tiến hành phân chia các khu chức năng riêng biệt được đặt dọc theo tường theo một quy luật nhất định đảm bảo lưu thông tốt trong bếp.
- Cách bố trí này giúp không gian chính giữa bếp trở nên đặc biệt thông thoáng, điều này giúp không gian bếp thêm rộng hơn, giúp mọi người di chuyển trong phòng dễ dàng hơn.
Kiểu dây chuyền sản xuất
- Bố trí bếp theo cách này đặc biệt phù hợp với những nhà hàng có lượng thực khách đông, yêu cầu phục vụ nhanh gọn lẹ. Khi đó, các thiết bị bếp trong khu bếp được bố trí theo hàng dọc với khu sơ chế ở vị trí đầu tiên, tiếp theo là khu chế biến và cuối cùng là khu ra hàng.
- Cách bố trí này, các khu được sắp xếp một cách hợp lý, theo dây chuyền sản xuất, sắp xếp theo hàng dọc: từ khu chế xuất – khu chế biến – đến khu ra hàng. Cách này giúp đầu bếp có thể nhanh chóng di chuyển thức ăn qua các khu vực khác mà không gây cản trở đến các khâu làm việc khác, giúp tối ưu hóa năng suất, đảm bảo cho việc lưu thông, truyền đạt thông tin dễ dàng hơn.